Du lịch tâm linh chùa Bái Đính- điểm du xuân hấp dẫn dịp đầu năm

Đầu xuân là thời điểm tốt lành để cùng bạn bè và gia đình thực hiện những chuyến du lịch khám phá các địa điểm tâm linh để cầu may và tìm sự thanh tịnh cho tâm hồn. Trong bài viết hôm nay Easy Go Travel sẽ gợi ý cho bạn một địa điểm du lịch bạn nên ghé dịp đầu xuân, đó chính là du lịch tâm linh chùa Bái Đính.

Cách di chuyển đến chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính cách Hà Nội chừng 96km, để đến được khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính du khách có thể di chuyển bằng xe máy hoặc bắt xe khách. 

  • Di chuyển bằng xe khách: Bạn có thể bắt các chuyến xe khách đi Ninh Bình tại bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình. Giá vé dao động trong khoảng tầm 70.000 – 80.000 VNĐ / người. Khi cập bến xe Ninh Bình, bạn có thể bắt taxi với khoảng 130.000 VNĐ/ lượt để tới khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính.

  • Di chuyển bằng xe máy: Nếu di chuyển bằng xe máy, bạn đi theo tuyến Quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố Ninh Bình và theo các biển chỉ dẫn để đến được chùa Bái Đính.

Nên du lịch chùa Bái Đính thời điểm nào trong năm?

Là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất cả nước, vì vậy du khách thường náo nức đến lễ hội chùa Bái Đính từ chiều mùng 1 Tết, lễ hội sẽ khai mạc vào mùng 6 Tết và kéo dài tới tháng 3 âm lịch hàng năm. Vì vậy vào dịp xuân về, Bái Đính thu hút một lượng du khách đông đảo từ khắp mọi miền cả nước.

Đây cũng là khoảng thời gian mà Ninh Bình có thời tiết mùa xuân ấm áp, du khách có thể kết hợp du xuân vãn cảnh, đi lễ chùa cầu may và tham gia các lễ hội lớn ở khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính. 

Tuy nhiên vào mùa lễ hội cao điểm nơi đây thường xảy ra tình trạng chen chúc, vì vậy bạn cũng có thể tham quan chùa Bái Đính vào những thời điểm khác trong năm. 

Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính có gì?

Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính là một danh nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An với lịch sử hơn 1000 năm tuổi. Nơi đây nổi danh với nhiều địa điểm tham quan ấn tượng thu hút được đông đảo du khách đến quanh năm. 

1. Chùa Bái Đính cổ

Bái Đính cổ tự là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Ninh Bình tính đến thời điểm hiện tại với các công trình đã được xây dựng dưới thời nhà Đinh, Tiền Lê và nhà Lý. Do vị trí nằm gần đỉnh núi nên chùa Bái Đính cổ mang vẻ đẹp của sự yên tĩnh, thanh bình.

Phía bên trong ngôi chùa cổ này gồm có một nhà tiền đường ở giữa, hai bên là hang sáng thờ Phật, đền thờ thánh Nguyễn còn hang tối thờ mẫu và tiên. Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay ngôi chùa vẫn giữ được cho mình một vẻ đẹp hoang sơ và linh thiêng mà không phải di tích cổ nào cũng có được. 

2. Giếng ngọc

Giếng ngọc được xây dựng dựng theo hình bán nguyệt trong khuôn viên khu Chùa Bái Đính cổ, ngay phía dưới chân ngọn núi Bái Đính. 

Theo như tương truyền, nước ở giếng Ngọc được thiền sư Nguyễn Minh Không dùng để sắc thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông và bá tánh. Do vậy, nơi đây đã trở thành một điểm du lịch rất thiêng liêng tại khu du lịch tâm linh Bái Đính.

Đặc biệt, nước trong giếng Ngọc luôn có một màu xanh trong veo, đứng từ trên đại điện chùa Bái Đính cổ nhìn xuống giếng Ngọc nổi bật giữa một khuôn viên rộng lớn bao phủ bởi rất nhiều cây xanh. 

3. Hang sáng, động tối

Sau khi vượt qua 300 bậc thang đá để lên tới cổng Tam Quan, nhìn sang ngã ba bên cạnh con dốc là lối dẫn vào Hang sáng và Động tối.

Hang sáng là nơi thờ của Thần và Phật, ngay ngoài cửa có đặt tượng hai vị thần có vẻ mặt dữ dằn, đi vào sâu bên trong là nơi đặt tượng thờ Phật. Hang sáng có độ sâu khoảng 25m, rộng 15m và cao khoảng 2m. 

Còn Động tối được lắp đặt rất nhiều đèn chiếu sáng tạo nên một khung cảnh rất huyền ảo và kì bí. Phía trên của hang là các mảng đá thạch nhũ được hình thành theo mạch nước ngầm chảy. Động tối là nơi đặt tượng thờ mẫu và các vị tiên.

4.  Đền thờ Thánh Nguyễn

Đề thờ Thánh Nguyễn là một hạng mục thuộc quần thể khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính xây dựng theo thế tựa núi nhìn sông.

Trong đền thờ đặt tượng thờ thiền sư Nguyễn Minh Không. Ông là một danh y nổi tiếng dưới thời vua Lý Thần Tông, chuyên bốc thuốc cứu chữa giúp đỡ người dân và ông còn là tổ sư nghề đúc đồng. Tương truyền một lần lên núi tìm thuốc chữa bệnh cho nhà vua, thiền sư vô tình phát hiện ra một hang động đẹp phù hợp để xây chùa thờ Phật. 

5. Đền thờ thần Cao Sơn. 

Đền thờ thần Cao Sơn là đền thờ vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm nằm trong khu quần thể du lịch tâm linh chùa Bái Đính. Tại đây, thần đã giúp đỡ người dân làm ăn sinh sống đồng thời bảo vệ khỏi các thế lực phá hoại cuộc sống của dân chúng vì vậy đã được nhân dân lập đền thờ.

Để tới khám phá đền thần Cao Sơn, du khách phải đi hết hang sáng, xuống sườn thung lũng để tới nơi thờ thần. Theo sách xưa để lại thì đây là nơi Đinh Bộ Lĩnh sống thuở hàn vi, Theo đó khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi đế đã cho xây dựng các ngôi đền để thờ 3 vị thần trấn giữ 3 vòng thành. 

6. Chùa Bái Đính mới

Điểm du lịch tâm linh chùa Bái Đính mới có diện tích 80ha là một khu du lịch tâm linh đáng tự hào của người Việt với nhiều công trình kỷ lục châu Á và nhiều hạng mục đồ sộ như Điện Tam Thế, điện Quan Thế Am, điện Pháp Chủ, Bảo Tháp, Tháp Chuông…

Tháp Chuông có chuông đồng lớn nhất Việt Nam

Tháp Chuông được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ với kiến trúc mô phỏng kiểu cách của các tháp chuông cổ. Tại đây có treo một quả chuông với tên gọi là Đại Hồng chung, quả chuông này nặng đến 36 tấn, cao 5.5m, đường kính 3.7.

Chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á

Hành lang La Hán là một trong những địa điểm bạn không nên bỏ qua khi đến khu du lịch tâm lịch chùa Bái Đính mới. Hành lang có 234 gian nối liền hai đầu Tam Quan với nhau và có chiều dài lên tới 1052 với 500 bức tượng các vị La Hán với nhiều dáng vẻ, biểu cảm khác nhau miêu tả sự sống trần thế. 

Tượng phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á

Nằm trên một ngọn đồi ở bên phải điện thờ Tam Thế Phật đặt một tượng đồng cao 10m, nặng 80 tấn là địa điểm check in nổi tiếng bậc nhất tại khu du lịch sinh thái chùa Bái Đính của khách du lịch khi đến đây.

Đứng tại khu vực đặt tượng phật Di Lặc du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh chùa Bái Đính từ phía dưới rất hùng vĩ, nên thơ.

Tháp Xá lợi Phật cao nhất châu Á: Tọa lạc ở phía Tây điện Tam Thế chùa Bái Đính mới, Bảo tháp Xá lợi bao gồm 13 tầng tháp được thiết kế và xây dựng theo phong cách thuần Việt mang đậm dấu ấn Phật giáo thời Lý. Hiện nay, công trình đồ sộ này được vinh danh là tòa Bảo tháp cao nhất khu vực Đông Nam Á. 

Những lưu ý khi du xuân tại chùa Bái Đính 

Một số lưu ý khi đi du lịch tâm linh chùa Bái Đính để chuyến đi hoàn hảo hơn dành cho bạn là: 

  • Nên mang theo những đôi giày thể thao thoải mái để thuận tiện cho việc di chuyển bởi sẽ phải leo núi, leo chùa tương đối nhiều trong chuyến đi đấy.
  • Vào dịp đầu xuân thời tiết thường có mưa phùn, do đó bạn nên mang theo một chiếc ô gấp hoặc áo mưa giấy nhé. 

  • Bạn nên mang theo đồng tiền lẻ để quyên góp, cầu may cho bản thân và gia đình vào đầu năm mới. 

  • Khi đến cầu may tại các địa điểm tại khu du lịch tâm linh Bái Đính, bạn nhớ ăn mặc kín đáo, lịch sự để đảm bảo tính thiêng liêng tại nơi đây. 

Bài viết trên đây là một số thông tin về khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính Ninh Bình mà Easy Go Travel muốn gửi đến bạn đọc. Các bạn đọc tham khảo và lưu lại cho mình những thông tin quan trọng để chuyến đi thật vui vẻ và an toàn nhé.

Bạn đang xem: Du lịch tâm linh chùa Bái Đính- điểm du xuân hấp dẫn dịp đầu năm
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0924.18.82.86
x
Đặt tour du lịch dễ dàng - Easy Go Travel